Các chuyên gia nam khoa của Phòng khám đa khoa Âu Việt cho biết, tình trạng xuất tinh ra máu nếu chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn rồi mất đi sẽ không gây ra những vấn đề đáng lo ngại gì. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần thì đó có thể là lời cảnh báo của các căn bệnh nam khoa nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nhân dẫn đến tình trạng xuất tinh ra máu là gì? Cách điều trị bệnh ra sao?
Nguyên nhân và sinh bệnh xuất tinh ra máu
Nguyên nhân khi xuất tinh có máu lẫn trong tinh dịch. Tinh dịch sau khi xuất ra có màu hồng nhạt, đỏ thẫm hoặc đỏ tươi hoặc chỉ có vài sợi máu trong tinh dịch.
Các chuyên gia nam học cho biết tình trạng xuất tinh ra máu có thể do những nguyên nhân sau đây:
– Do viêm nhiễm: Viêm các cơ quan sinh dục (viêm túi tính; viêm mào tinh; viêm tuyến tiền liệt; viêm niệu đạo; viêm ống dẫn tinh, phóng tinh) là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm khoảng 40% các trường hợp. Vi khuẩn lây truyền nhiều nhất qua đường tình dục (lậu, Chalmydia, giang mai…), đường máu và bạch huyết. Nhiễm khuẩn dẫn đến sung huyết, phù nề, tổn thương các tổ chức, gây ra chảy máu vào các ống tuyến và được phóng ra cùng với tinh dịch khi xuất tinh.
– Mặc dù chưa có thống kê cụ thể, song nhiễm khuẩn các cơ quan sinh dục có thể do bệnh lao sinh sục, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp.
– Các thủ thuật như sinh thiết tuyến tiền liệt, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ điều trị ung thư tuyến tiền liệt… đều có thể làm tổn thương mạch máu của các cơ quan này và đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra xuất tinh có máu.
– Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư ống dẫn tinh – túi tinh… có thể gây ra xuất tinh ra máu.
– Một số bệnh toàn thân (rối loạn đông máu, xơ gan, tiểu đường…) có thể là một trong các nguyên nhân gây ra xuất tinh có máu.
Các dấu hiệu lâm sàng xuất tinh ra máu
– Tinh dịch màu nâu thẫm, màu đỏ hoặc có vài sợi máu trong tinh dịch.
– Xét nghiệm tinh dịch đồ thấy có chứa hồng cầu. Có thể thấy có nhiều bạch cầu trong tinh dịch (nguyên nhân nhiễm khuẩn).
– Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân: Chỉ định làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân tùy thuộc vào chẩn đoán sơ bộ, sau khi đã hỏi tiền sử, hỏi bệnh và khám lâm sàng. Các xét nghiệm chính là soi tươi dịch niệu đạo, xét nghiệm tinh dịch, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sinh học phân tử, nội soi túi tinh, chụp cộng hưởng từ, siêu âm, nội soi niệu đạo – bàng quang, sinh thiết…
– Chẩn đoán phân biệt với giãn tĩnh mạch niệu đạo. Trong giãn tĩnh mạch niệu đạo ngoài đái ra máu, bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm dấu hiệu chảy máu niệu đạo (máu chảy ra lỗ niệu đạo ngoài, có thể chảy máu ít hoặc nhiều, nhưng không liên quan đến đi tiểu và xuất tinh). Soi niệu đạo – bàng quang thấy các búi giãn, có búi bị vỡ đang chảy máu.
Phương pháp điều trị xuất tinh ra máu
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
– Nếu xuất tinh ra máu do nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ là tốt nhất hoặc điều trị theo hội chứng khi không xác định được vi khuẩn gây bệnh.
– Bệnh do lao cơ quan sinh dục sẽ tìm bằng chứng của lao hệ tiết niệu – sinh dục. Dùng phác đồ điều trị lao phù hợp với từng loại tổn thương.
– Một số bệnh tòa thân: Điều trị nội khoa đối với các bệnh rối loạn đông máu, xơ gan, tiểu đường,…
– Các bệnh ung thư: Tùy thuộc vào các bệnh ung thư (ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn…) , giai đoạn phát triển bệnh mà chỉ định phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị, điều trị bổ trợ sau phẫu thuật (đơn trị liệu hoặc đa trị liệu phối hợp).
Phòng khám đa khoa Âu Việt tự hào là địa chỉ thăm khám và chăm sóc sức khỏe sinh sản và điều trị bệnh lý nam khoa uy tín tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, được đông đảo khách hàng lựa chọn. Để biết thêm thông tin về bệnh hoặc có nhu cầu tư vấn, đặt lịch thăm khám xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 18006383 hoặc tới trực tiếp phòng khám đa khoa Âu Việt tại địa chỉ số 15A – Trần Khánh Dư – Hà Nội để được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi các bác sỹ, chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.
Gần đây em hay tiểu buốt và tiểu dắt, nước tiểu có màu sẫm màu. Triệu chứng này có đáng lo ngại không bác sĩ!