Là hiện tượng bệnh lí được hình thành do sự kết thạch của một số thành phần khoáng chất trong nước tiểu ở đường tiết niệu trên gây tắc đường tiết niệu, nhiễm khuẩn…dẫn đến suy thận, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 25 đến 60 tuổi với tỉ lệ người nam mắc bệnh cao gấp đôi người nữ. Hầu hết các ca bị bệnh khi được chẩn đoán đều thuộc một trong các dạng: sỏi calci; sỏi uric; sỏi cystin; sỏi amoni magie photphat và một số ít trường hợp sỏi được hình thành do các nguyên nhân khác.
Đề cập đến nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi ở thận, các bác sỹ chuyên khoa thận học, tiết niệu cho biết: Trong bệnh lí sỏi xuất hiện ở thận, ngoài các nguyên nhân thường gặp như:
- Sự ứ đọng nước tiểu do dị tật bẩm sinh với các dạng dị tật: hẹp khúc nối bể thận, thận đa nang, thận móng ngựa, niệu quản đôi…
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Ra mồ hôi nhiều, cung cấp không đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (uống dưới 1 lít nước mỗi ngày)
- Sỏi calci
- Sỏi uric
- Sỏi amoni magie phosphat
- Sỏi cystin
- Các loại sỏi khác
Đây là dạng sỏi hay gặp nhất và có yếu tố di truyền trong phạm vi gia đình theo kiểu đa gen. Bệnh thường gặp trong các tình huống như: cường calci niệu; cường acid uric niệu; cường oxalat niệu; thiểu citrat niệu hoặc thiếu magie niệu.
Dạng sỏi này phổ biến, có màu nâu nhẵn và không cản quang. Sỏi được hình thành do di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường trong phạm vi gia đình, cường uric niệu do ảnh hưởng của bệnh Gout, cơ thể bị mất nước, mất nhiều bicarbonat do các bệnh mạn.
Loại sỏi này thường được hình thành khi có nhiễm khuẩn niệu do tác động của các khuẩn bệnh.
Sỏi được hình thành do những rối loạn trong sự chuyển vận của các acid amin cystin, lysin, ornithin và agrinin ở ruột và thận. Loại sỏi này thường khiến cho người bệnh gặp phải những rắc rối trong đời sống hàng ngày.
Ngoài 4 dạng sỏi nêu trên, bệnh còn có thể được hình thành do sự ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị HIV như: triamteran, cotrimoxazol, adiazin, indinavir…
- Đau lúc vận động mạnh
- Tiểu buốt, nước tiểu đục, lẫn máu
- Sốt cao, ớn lạnh, phù nề, nôn mửa
- Tán sỏi ngoài cơ thể
- Tán sỏi qua da
- Tán sỏi qua nội soi niệu quản
Đối với tán sỏi ngoài cơ thể tỉ lệ thành công tại Âu Việt là từ 70 đến 75%. Phương pháp này có hiệu quả cao đối với các trường hợp sỏi dưới 20mm. Người bệnh sẽ chỉ mất khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút cho một ca điều trị và có thể ra về ngay trong ngày. Với phương pháp này, sỏi sẽ vỡ ra và thoát ra ngoài theo đường tự nhiên khi người bệnh đi tiểu.
Đối với tán sỏi qua da, tỉ lệ thành đạt tới trên 90% và đem lại hiệu quả cao khi áp dụng điều trị cho các trường hợp sỏi có kích thước 3 đến 4 cm. Phương pháp tránh xâm lấn, không để lại sẹo và mang đến sự hài lòng cho người bệnh.
Đối với tán sỏi qua nội soi niệu quản, tỉ lệ thành công cũng đạt tới trên 90%, sỏi được phá vỡ và lấy ra ngoài bằng các dụng cụ y tế chuyên biệt. Phương pháp này được thực hiện bằng hệ thống máy nội soi niệu quản loại 6,2 – 9,3F nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.
Anh N.P.H – bệnh nhân đã từng chữa sỏi ở thận bằng phương pháp tán sỏi qua da tại Âu Việt cho biết: “Tôi bị sỏi thận khá lâu nhưng không phát hiện ra, mãi tới khi công ty cho đi khám sức khỏe tổng quát thì mới biết. Tôi quyết định đi khám cụ thể tại phòng khám đa khoa Âu Việt, được bác sỹ chẩn đoán sỏi to và chỉ định điều trị tán sỏi ngoài cơ thể. Việc điều trị diễn ra khá nhanh và thuận lợi, tôi được ra viện ngay trong ngày và được hẹn tái khám miễn phí. Kết quả điều trị tương đối tốt và hoàn toàn không phải can thiệp dao kéo nên cũng không để lại sẹo khiến tôi rất hài lòng. Tới nay đã hơn 1 năm, tôi quay lại Âu Việt khám, kết quả là các chỉ số vẫn bình thường. Cảm ơn các bác sĩ Âu Việt”.